Còn sống là còn học!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

GS Ngô Bảo Châu: 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'

Go down

GS Ngô Bảo Châu: 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa' Empty GS Ngô Bảo Châu: 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'

Bài gửi  Admin Thu Mar 14, 2013 12:24 pm

Lấy dẫn chứng về vụ tiêu cực Đồi Ngô (Bắc Giang), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống - khi nhiều người cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi.

Chiều 13/3, hàng nghìn sinh viên đã đến tham dự buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu về chủ đề "Phương pháp học tập". Ngồi dưới hàng ghế khách mời, Chủ tịch quỹ Hòa bình quốc tế, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam, bố mẹ và những thầy giáo cũ của giáo sư Ngô Bảo Châu đều chăm chú lắng nghe.

Mở đầu bài giảng, GS Châu cho biết, anh hay được các em sinh viên hỏi về bí quyết học tập, và thường trả lời rằng không có bí quyết gì, quan trọng là niềm say mê. "Điều đó không sai nhưng chưa đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi chưa suy nghĩ thấu đáo. Hôm nay là cơ hội tốt để tôi làm điều đó, dù vất vả để hoàn thành nhưng cũng rất ý nghĩa", GS Châu nói.

Bài giảng của GS Ngô Bảo Châu được chia làm ba phần, bao gồm: Cái gì là động cơ căn bản cho việc học tập, học chữ hay học làm người và chúng ta học như thế nào. Anh cho biết, không có tham vọng đưa ra câu trả lời thấu đáo và đầy đủ cho cả ba câu hỏi mà chỉ là sắp xếp thành những suy nghĩ tản mạn của mình, làm thành những câu trả lời không cầu toàn.


Chủ tịch quỹ Hòa bình quốc tế, đại sứ các nước tại Việt Nam và hàng nghìn sinh viên đã đến nghe GS Ngô Bảo Châu giảng về "phương pháp học tập". Ảnh: Hoàng Thùy.
Đi sâu vào phần "học như thế nào", GS Châu cho biết, ngày xưa học chữ thánh hiền thì quan trọng nhất phải có chí - có chí đi bắt đom đóm làm đèn đọc sách thâu đêm. Nhưng trong việc học tập, tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại hiện tại thì có chí thôi không đủ.

GS Châu nhấn mạnh, trong một trò chơi, ít người chơi một mình, để trò chơi thực sự cuốn hút, người chơi thực sự triển khai tiềm năng tư duy của mình để đi đến bất ngờ, tìm ra sự sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi, trọng tài. Cụ thể, nhờ vào internet, ta có thể tìm thấy nhiều tài liệu và học tập miễn phí trên mạng theo chương trình của một số đại học tên tuổi.

Nhưng dù có được cung cấp mọi tài liệu, theo dõi bài giảng miễn phí thì người học cũng không học được nếu ở nhà một mình. Ngồi nghe bài giảng trên mạng không phải là trò chơi thú vị vì không có đối thủ, đồng đội, mục tiêu, lộ trình, giải thưởng…Đó là những thứ không liên quan gì đến nội dung nhưng lại là những cái người đi học cần để có thể phấn đấu đến cùng. Mỗi người có thể học một mình và tập trung cao độ trong một tuần, nhưng cần có tập thể, thầy giáo, lớp học để duy trì mức độ học tập.

"Gợi ý của tôi là tại sao các bạn không tự tổ chức cùng học với nhau theo giáo trình, bài giảng, tư liệu học tập trên mạng. Thầy giáo cũng có thể sử dụng tài liệu miễn phí thành tài liệu học chính khóa. Trên lớp các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi mà có thể cho sinh viên xem trước bài giảng trên mạng, dành thời gian để giải thích thêm, trả lời những câu hỏi, thậm chí quay lại bài cũ nếu sinh viên chưa hiểu rõ một số khái niệm và hướng dẫn các em làm bài tập. Cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc", GS Châu nói.

Theo GS Châu, thiếu tổ chức, con người không có bản năng duy trì nỗ lực của mình trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người sẽ nhanh chóng lạc vào con đường chủ quan, con đường luôn luôn dẫn tới cái đích là sự bế tắc.

"Đã rất nhiều người chỉ ra những bất cập của nền giáo dục nước nhà, và tôi cũng thấy không cần thiết phải góp thêm một tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu một vấn đề lớn nhất, thì đó chính là mức độ tha hóa của cả một hệ thống", GS Châu nói.

GS Châu dẫn chứng, vụ Đồi Ngô, học sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi là việc chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người. Đây là câu chuyện buồn, là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống. Khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, cá nhân, mà suy nghĩ về việc xảy ra sẽ thấy rất nhiều người từ trung ương đến địa phương, cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi.


GS Ngô Bảo Châu cho rằng bên cạnh tính trung thực thì học tập cần có tổ chức, kỉ luật, say mê và quả cảm. Ảnh: Hoàng Thùy.
Theo GS Châu, kết quả của kì thi tốt nghiệp đáng ra phải mang tính thiêng liêng trong đời học sinh lại trở thành một trò đùa - trò đùa muốn khóc. Các trường đại học ở Mỹ, như ĐH Chicago nơi anh làm việc, họ thành công không phải vì họ giàu, có nhiều giáo sư xuất sắc hay cơ sở vật chất đầy đủ, mà đó là vì tinh thần fairplay. Ở đó, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị nghiêm khắc.

"Sự trung thực là một trong những điểm quan trọng nhất cho câu hỏi học như thế nào? Trung thực khó học trong sách vở và để trẻ trung thực, người lớn phải làm gương. Ngoài tính tổ chức, trung thực, kỉ luật thì cần niềm say mê và giữ được say mê, làm động cơ cho việc học tập", GS Châu nhấn mạnh.

Giám đốc khoa học của Viện Toán cao cấp cũng chia sẻ, khi anh viết bài giảng này, có người bạn đã góp ý rằng bên cạnh niềm đam mê đừng bỏ quên sự quả cảm. Sự quả cảm rất cần, không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ, quay lưng lại với sự thật. Theo kinh nghiệm của anh, khi vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết thì quả cảm rất cần, để đi tìm cái mới trong hành trình cô đơn và kéo dài nhiều năm.

"Sau khi làm luận án tiến sĩ xong tôi thi tuyển vào một Viện nghiên cứu ở Pháp nhưng tôi trượt. Buổi phỏng vấn đầu tiên, người ta hỏi tôi nghiên cứu gì, tôi nói "Bổ đề cơ bản", họ cười và tôi bị đánh trượt. Người ta không tin tôi", GS Châu kể và cho biết đó là một khó khăn. Đến năm 2002, khi quay lại làm bổ đề cơ bản, anh làm việc say sưa. Nhưng đến năm 2006, khi mở rộng công trình, anh hiểu đó là con đường cụt và khi đó bản thân còn không tin vào mình nữa.

Lúc này, anh tình cờ nói chuyện với một người đồng nghiệp về công trình ông ấy cách đó 20, 30 năm. Ông ấy cho rằng nó không có ý nghĩa, nhưng anh lại thấy đó là mảng cuối cùng mà anh thiếu. "Bế tắc nhưng nếu tôi không cố gắng nỗ lực trước đó thì khi người bạn nói, tôi cũng không thể nhận ra đó là mảng còn lại của mình", GS Châu cho hay.

Anh khẳng định, niềm say mê không bao giờ ổn định, thế nên quá trình học cần có tập thể, để khi không còn đam mê vẫn phải cố hoàn thành bổn phận của mình. Mặt khác, đam mê có thể ra đi thì cũng có thể quay lại, nên không được bỏ cuộc. "Khi tôi đọc quyển sách thấy nó khó, tôi thường nghĩ không phải bản chất nó khó mà người viết tồi. Thế nên tôi sẽ viết lại cho dễ hiểu hơn dù mất thời gian, và ít nhất là phải tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề", GS Châu chia sẻ.

Hoàng Thùy
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/03/van-de-cua-giao-duc-viet-nam-la-su-tha-hoa/


Được sửa bởi Admin ngày Fri Mar 29, 2013 12:11 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 148
Join date : 22/01/2011

https://matmang.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

GS Ngô Bảo Châu: 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa' Empty Ý kiến hay từ VNEXPRESS

Bài gửi  Admin Thu Mar 14, 2013 12:25 pm

Câu nói rất thẳng và rất thật! Có lẽ Bộ Giáo dục sẽ phải tự phê thật nghiêm khắc đây!
khanhtrang - 5 giờ 23 phút trướcThích | 493
Những điều giáo sư nói thật sâu sắc. Cái thiếu của giáo dục, nghiên cứu tại VN là sự trung thực, động lực. Tôi cũng có được cái cảm giác cần phải "quả cảm" khi còn nghiên cứu ở nước ngoài. Tôi cũng tìm cách chứng minh một điều mà thầy tôi đã từng nghiên cứu và cho rằng quá basic. Tôi đã quyết tâm, hy vọng, thất vọng và thành công. Chỉ tiếc rằng về VN nhìn thấy quá nhiều điều "ko trung thực" nên đam mê nghiên cứu hơi "nguội". Có lẽ lại cần thêm cái quả cảm nữa.
nckhvn - 5 giờ 30 phút trướcThích | 315
Đây đúng là điều bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện nay, học giả nhưng bằng thật. Những điều này dạy cho lớp trẻ biết gian lận, suy nghĩ ích kỷ từ nhỏ, thì làm sao xã hội có thể phát triển một cách tiến bộ được.
ngochoang8828 - 5 giờ 39 phút trướcThích | 248
Rất hay. GS là người nhìn thẳng vào sự thật. Chúng ta lên trung thực với nhau. Thay vì thành tích ghi nhận trên giấy và những khoản tiền thưởng, chúng ta nên trung thực với bản thân và đào tạo cho xã hội những con người trung thực. Phải chăng những người không bị kinh tế gắn liền mới phát biểu như thế. Hãy để lòng tự trọng của chúng ta tỏa sáng thay vi bị bỏ quên như hiện nay.
tungndtc - 8 giờ 30 phút trướcThích | 173
Tôi rất đồng ý với GS: vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa, là nạn chạy theo thành tích và giáo dục không phải là môi trường trong sáng hoàn toàn như nó phải có.
Huan
- 9 giờ 22 phút trướcThích | 159
Đúng là người học rộng nói rất hay và ý ngĩa
noinho8284 - 5 giờ 39 phút trướcThích | 135
Tâm đắc với GS một câu: "Bế tắc mà không cố gắng nỗ lực thì sẽ thất bại". Hầu như ai cũng có một lúc nào đó rơi vào cảnh bế tắc trong cuộc sống!
Huy Stork - 5 giờ 11 phút trướcThích | 128
Anh sẽ là một nguời thầy xuất sắc, một người Việt tâm huyết với nền giáo dục nước nhà .
cakiemvn07 - 5 giờ 13 phút trướcThích | 107
Hoàn toàn nhất trí với GS. Chúc mừng GS đã may mắn có đủ điều kiện được học tập ở nước ngoài. Hy vọng GS còn có cơ hội để thẳng thắn nói lên sự thật của nền giáo dục của Việt Nam.
khanh - 5 giờ 13 phút trướcThích | 87
toi dong y voi anh ve quan diem cua van de lon nhat cua nen giao duc VN hien nay
Tue Tam - 7 giờ 24 phút trướcThích | 79
Cảm ơn GS NBC về những ý kiến rất hay và hữu dụng cho nền giáo dục VN hiện nay.
Tran Cung - 9 giờ 40 phút trướcThích | 76
Tôi đồng ý với GS Châu
duongkhanhtuong - 6 giờ 22 phút trướcThích | 70
tôi đang học trường cao đẳng tại phú nhuận, tpHCM. đóng tiền thấy xót cho đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ( mỗi học kỳ gần 6 triệu đồng) qua 1 học kỳ rồi mà tôi chỉ học có vài chục tiết, vào học thì nghèo nàn khô ...
Trường Thanh - 4 giờ 16 phút trướcThích | 23
GS đã nhấn mạnh thêm cho chúng ta một điểm mà tôi cho là then chốt nhất và cũng đang là điểm yếu nhất trong xã hội chúng ta trong các ngành. Đó là hầu như các cuộc chơi lớn đều không có luât nghiêm túc và kể từ giám ...
Tolik - 4 giờ 21 phút trướcThích | 21
Đam mê là sự thôi thúc học tập tốt nhất. Nhưng với tình trạng như hiện nay, học thêm, kèm tràn lan, bài tập trên lớp, bài tập học thêm .... Tới học sinh cấp 1 mà cũng đi học thêm. Dường như học đã trở thành một gánh nặng vùi dập đi cái đam mê vốn có.
Lê Vĩnh Hà - 12 giờ 1 phút trướcThích | 17
Tôi hoàn toàn đồng ý với GS Châu .Các cháu từ khi bắt đầu đi học , bố mẹ đã phải đi ngõ sau để có trường tốt cho con học. các lớp trên, thầy cô phải yêu cầu đi học thêm, ba mẹ phải có quà cho thầy cô ...
ducvinh85r6 - 4 giờ 40 phút trướcThích | 16
Vấn đề của giáo dục VN như giáo sư nói ở trên "Đã rất nhiều người chỉ ra những bất cập của nền giáo dục nước nhà, và tôi cũng thấy không cần thiết phải góp thêm một tiếng nói của mình vào đó." Nhưng là một người có nhiều ...
hangke - 4 giờ 35 phút trướcThích | 13
Đúng là chúng ta đang thiếu một cái cơ bản nhất là Sự trung thực và Fairplay
songlacho05 - 4 giờ 39 phút trướcThích | 11
GS Châu nói thẳng vào một sự thật đau lòng của Giáo dục VN, nói thẳng ra thì trung thực bây giờ là thứ xa xỉ đối với học sinh thời nay, con tôi học ở trường chuyên nổi tiếng tại TP.HCM mà bảo các bạn quay phim như thường, ...
quyendoan68 - 4 giờ 42 phút trướcThích | 11
Cam on GS . Co le da den luc VN phai lam cuoc cai cach " trung thuc hoa nen giao duc "
thiennd18
- 4 giờ 25 phút trướcThích | 8
"Đã rất nhiều người chỉ ra những bất cập của nền giáo dục nước nhà, và tôi cũng thấy không cần thiết phải góp thêm một tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu một vấn đề lớn nhất, thì đó chính là mức độ tha hóa của cả một hệ thống" QUÁ ĐÚNG!
vulanhuong - 4 giờ 23 phút trướcThích | 7
Giáo sư nói rất đúng. từ bậc tiểu học học sinh của chúng ta đã được dạy tính không trung thực từ các cô giáo thân yêu rồi. Tôi đưa ra ví dụ mà tôi nghĩ hầu hết các bậc phụ huynh đâều biết. Đó là các con của chúng ...
longnh - 4 giờ 46 phút trướcThích | 7
cần lắm sự trung thực.
huong - 11 giờ 47 phút trướcThích | 7
cám ơn GS Ngô Bảo Châu. Bài học mà bất cứ ai cũng phải ghi nhớ.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/03/van-de-cua-giao-duc-viet-nam-la-su-tha-hoa/
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 148
Join date : 22/01/2011

https://matmang.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết